Khi sử dụng con dấu tại Việt Nam cần lưu ý điều gì?

0
1333
Rate this post

Đối với những công việc phải ký và đóng dấu nhiều giấy tờ thì con dấu trở thành một công cụ hữu hiệu hỗ trợ công việc một cách đắc lực. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ cách sử dụng từng loại con dấu theo đúng quy định của pháp luật.

Xem thêm:

Khi sử dụng con dấu cần chú ý điều gì?

Thứ 1: Mỗi cơ quan Nhà nước đều chỉ được sử dụng một con dấu. Đối với trường hợp cần có thêm dấu có cùng nội dung như dấu thứ nhất thì phải được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền, thành lập bằng văn bản và phải có ký hiệu riêng để phân biệt với dấu thứ nhất.

Dấu dập nổi
Dấu dập nổi

Thứ 2: Đối với các cơ quan chức năng cấp văn bằng, chứng chỉ, thẻ chứng minh nhân dân, visa có dán ảnh thì được khắc dấu dấp nổi, dấu thu nhỏ để phục vụ công việc. Nhưng phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Thứ 3: Trong trường hợp bị mất con dấu, đơn vị, doanh nghiệp phải báo ngay cho cơ quan công an gần nhất và cơ quan công an đã cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu đồng thời phải thông báo huỷ bỏ dấu bị mất.

Thứ 4: Con dấu đang sử dụng bị mòn, hỏng hoặc có sự chuyển đổi về tổ chức hay đổi tên tổ chức thì phải làm thủ tục khắc dấu mới và nộp lại dấu cũ.

Thứ 5: Khi tổ chức, đơn vị sử dụng con dấu bị giải thể, sáp nhập, chia cắt hay kết thúc nhiệm vụ có hiệu lực thi hành thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải thu hồi dấu và nộp lại dấu cho cơ quan công an cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.

Thứ 6: Trong trường hợp tạm đình chỉ sử dụng dấu, đơn vị, tổ chức có thẩm quyền ra quyết định thành lập và cho phép sử dụng dấu phải thu hồi dấu và phải thông báo cho cơ quan công an cấp giấy phép khắc dấu và các cơ quan liên quan biết.

Các quy định trên được áp dụng chung cho tất cả các cơ quan Nhà nước hay doanh nghiệp. Việc quản lý và sử dụng con dấu cần tuân thủ theo đúng quy định.

Cách đóng dấu theo đúng quy định

Khi bạn đóng dấu cần lưu ý những điều sau:

+ Đóng dấu phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều, đúng con dấu, mực dấu theo đúng quy định

+ Khi đóng dấu lên chữ ký thì dấu phải chùm lên 1/3 chữ ký về phía bên trái của chữ ký.

+ Việc đóng dấu lên các phụ lục văn bản do người ký văn bản, quyết định. Dấu được đóng lên trang đầu phần tên cơ quan hay đóng lên trên phụ lục.

+ Việc đóng dấu giáp lai, dấu nổi lên trên văn bản được thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước.

Hi vọng các thông tin trên giúp các bạn hiểu rõ hơn về cách đóng dấu, các quy định về con dấu để bạn tránh được những rủi ro khi sử dụng con dấu.

Dịch vụ khắc dấu giá rẻ

Dịch vụ khắc dấu giá rẻ An Khánh cung cấp
Dịch vụ khắc dấu giá rẻ An Khánh cung cấp

Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, khắc dấu An Khánh luôn nỗ lực nâng cao tay nghề, đổi mới công nghệ để cung cấp cho khách hàng những con dấu chất lượng, sắc nét, tinh tế, bền đẹp, dấu đóng ra màu mực tươi mới, khô nhanh ngay sau khi đóng dấu.

Với phương châm sản xuất nhanh, giao hàng tận nơi theo yêu cầu của khách hàng. Luôn cung cấp con dấu với giá thành rẻ nhất trên thị trường cạnh tranh so với đối thủ. Nên quý khách hàng hoàn toàn có thể  tin tưởng dịch vụ của chúng tôi cung cấp.

LIÊN HỆ ĐẶT HÀNG CHO CHÚNG TÔI QUA

hotline: 0975.686.270 – 094.384.7064

Địa chỉ:193 Phúc Diễn, TDP Số 2, Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội

Để được tư vấn cũng như giải đáp miễn phí nhé

 

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận