Ở nước ta, khắc dấu hình thành từ rất sớm và phát triển mạnh mẽ qua các thời đại. Con dấu ra đời với sứ mệnh khẳng định giá trị pháp lý và tư cách pháp nhân của chủ sở hữu con dấu, đồng thời con dấu được coi là công cụ phục vụ cho công tác quản lý nhà nước, quản lý xã hội hữu dụng nhất. Qua bài viết này chúng tôi xin trình bày về lịch sử nguồn gốc ra đời của ngành khắc dấu.

Lịch sử nguồn gốc của ngành khắc dấu
Hiểu được tầm quan trọng của con dấu như một lẽ tự nhiên, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được quá trình phát triển của con dấu. Một trong những cơ sở Khắc dấu An Khánh có vị thế trên thương trường, chúng tôi xin được chia sẻ đôi dòng về nguồn gốc của khắc dấu.
Trên thế giới, con dấu được hình thành và dung từ khi xã hội có sự phân hóa thành các giai cấp và nhà nước ra đời – là xã hội cộng sản nguyên thủy bị thay thế bởi chế độ chiếm hữu nô lệ. Khi nhà nước ra đời, văn bản, giấy tờ được sử dụng như một công cụ truyền đạt thông tin và mang chức năng quản lý nhà nước.
Nhưng nếu chỉ có văn bản không thì không đủ thể hiện giá trị cũng như tầm quan trọng của thông tin, vì thế con dấu ra đời với chức năng nhận biết văn bản nhà nước.
Tại Việt Nam, con dấu xuất hiện từ khoảng những năm 257 – 147 trước công nguyên. Dấu mốc này được nhận định theo kết quả nghiên cứu của những nhà khảo cổ học về 6 con dấu cổ được tìm thấy ở vùng Thiệu Dương – Thanh Hóa.
Trong thời kỳ phong kiến của Việt Nam, con dấu là biểu hiện của quyền lực triều đình, uy quyền của hoàng đế. Con dấu được coi là yếu tố thông tin quan trọng đảm bảo hiệu lực quản lý và tính chân thực, nguyên chất của văn bản.
Hiện nay, Việt Nam còn lưu giữ lại con dấu từ thời nhà Trần (1225 – 1400), nhà Lê (1428 – 1507)… cùng rất nhiều con dấu của triều Nguyễn (1802 – 1945). Mỗi thời đại lịch sử, nội dung, kích thước, hình dáng con dấu đều có sự biến đổi theo chế độ chính trị của giai đoạn đó.

Tại mỗi vị trí quyền lực khác nhau thì con dấu sở hữu là khác nhau. Điều đó thể hiện ở hình dáng, kích thước, chất liệu mẫu khắc dấu. Con dấu được mã hóa theo từng loại hình, nội dung và tính chất của văn bản. Trong đó, con dấu của Hoàng Đế được coi là bảo vật quý giá, mô tả quyền uy tối thượng.
Triều đại Nhà Nguyễn như một thời đại nở rộ của khắc dấu với hàng chục con dấu thiết kế trên chất liệu bằng ngọc, vàng. Mỗi loại dấu đều có sự khác biệt về kích thước, trọng lượng cũng như công dụng.
Những con dấu đúc từ vàng được gọi là kim bảo tỷ, còn ngọc tỷ được khắc trên ngọc. Có thể coi khắc dấu giá rẻ không là khái niệm được sử dụng trong thời kỳ này.
Dấu của Vua được sử dụng để xác định giá trị của các văn bản quan trọng về vấn đề ngoại giao, quốc phòng, an ninh. Khi Vua truyền ngôi cho người kế vị thì khắc con dấu cũng được chuyển giao theo quy định.
Năm 1945, cách mạng tháng Tám thành công lật đổ xiềng xích thực dân phong kiến, trong lễ thoái vị vua Bảo Đại đã giao lại quốc ấn cho Chính phủ Cách mạng.

Ngày nay, con dấu ẩn chứa dưới nhiều hình thức và mang các sứ mệnh khác nhau. Con dấu được dùng rất rộng dãi như một công cụ phổ biến và không còn bó hẹp trong những đơn vị quyền lực nhà nước như thời đại trước. Tuy nhiên, dù xuất hiện với bất kỳ hình thái nào thì con dấu vẫn mang giá trị cốt lõi của nó.
Như vậy, trải qua hơn 1000năm phát triển với những biến đổi và thăng trầm của lịch sử, cho tới ngày nay con dấu vẫn được hiện hữu như một sự khẳng định chân lý.
Theo đó, khắc dấu đi theo và không ngừng cải tạo để phục vụ sự biến đổi của con dấu. Là thế hệ kế thừa, chúng tôi luôn nỗ lực phấn đấu không ngừng cho ngành khắc dấu.
Xem thêm:
- Quy định về việc đóng con dấu và cách thức sao y bản chính
- Tìm hiểu thủ tục khắc dấu tròn công ty
- Cân nhắc trước khi lựa chọn dịch vụ khắc dấu giá…
- Tầm quan trọng của khắc dấu tròn đối với doanh nghiệp
LIÊN HỆ ĐẶT HÀNG CHO CHÚNG TÔI QUA
hotline: 0975.686.270 – 094.384.7064
Facebook: https://www.facebook.com/khacdaugiareankhanh
Địa chỉ:193 Phúc Diễn, TDP Số 2, Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội
Để được tư vấn cũng như giải đáp miễn phí nhé